Danh mục sản phẩm

Tin chuyên ngành

Tổng quan về các loại trạm biến áp hiện nay

  • Thứ sáu, 15:36 Ngày 13/08/2021
  • Trạm biến áp là một hệ thống được sử dụng phổ biến trong các hệ thống truyền tải điện năng. Nó là thiết bị tĩnh điện có tác dụng dùng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. 

    Việc thiết kế, xây dựng và vận hành trạm biến áp là điều không thể thiếu đối với bất kỳ khu dân cư, tòa nhà cao tầng, chung cư hay khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, trạm biến áp cũng được chia thành nhiều loại với các đặc điểm khác nhau. Để dễ dàng trong việc tìm hiểu chi tiết về các loại trạm biến áp, chúng tôi xin giới thiệu về nó qua bài viết dưới đây.

    1. Khái niệm

    Trạm biến áp hiểu đơn giản chính là một thiết bị tĩnh điện có nhiệm vụ truyền tải năng lượng hay tín hiệu điện xung quanh chiều giữa của các mạch điện. Việc này được thực hiện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ.

    Trạm biến áp là nơi dùng để đặt máy biến áp cùng với các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo thành một hệ thống dùng để truyền tải điện năng hoàn chỉnh. Chúng có nhiệm vụ cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện trong mạng lưới.

    Trạm biến áp 220kV (Ảnh minh họa)

    2. Cấu tạo của trạm biến áp

    Hiện nay, có rất nhiều trạm biến áp khác nhau với những đặc điểm về cấu tạo khác nhau nhưng chúng đều có cấu tạo chung gồm những các bộ phận cơ bản sau:

    • Máy biến áp
    • Hệ thống thanh cái, dao cách ly
    • Hệ thống chống sét nối đất
    • Hệ thống điện tự dùng
    • Khu vực điều hành
    • Khu vực phân phối

    3. Thiết kế của trạm biến áp đạt chuẩn

    • Đảm bảo chất lượng, truyền tải điện năng
    • Tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo không lãng phí
    • An toàn cho người sử dụng và thiết bị
    • Thuận tiện cho vận hành và bảo dưỡng.

    4. Các loại trạm biến áp hiện nay

    Để phù hợp với nhu cầu sử dụng điện năng cũng như diện tích không gian từng khu vực nên hiện nay có nhiều loại trạm biến áp khác nhau. Dưới đây là các loại trạm biến áp được sử dụng phổ biến hiện nay

    4.1. Phân loại trạm biến áp theo điện áp

    Nếu như phân loại theo nhu cầu sử dụng điện áp, công suất truyền tải điện năng thì có 4 loại trạm biến áp:

    • Siêu cao áp: Trạm biến áp có điện áp lớn hơn 500kV
    • Cao áp: Trạm biến áp có điện áp 66kV, 110kV, 220kV và 500kV
    • Trung áp: Gồm các trạm biến áp có điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35kV
    • Hạ áp: Là những trạm biến áp có điện áp nhỏ hơn thường là 0,4kV và 0,2kV

    4.2. Phân loại các trạm biến áp theo điện lực

    Căn cứ vào mức độ biến áp ta có thể chia trạm biến áp thành 2 loại:

    • Trạm biến áp trung gian: Là trạm biến áp có nhiệm vụ nhận điện ở cấp điện áp 110kV - 220kV rồi chuyển thành cấp điện áp 22kV - 35kV. Loại trạm biến áp này được sử dụng ngoài trời vì công suất, máy biến áp và các thiết bị đóng cắt có kích thước và khối lượng khá lớn
    • Trạm biến áp phân phối: Loại trạm biến áp này sẽ nhận điện từ trạm biến áp trung gian rồi tiếp tục biến đổi điện năng từ 22kV – 35kV ra 0,4kV – 0,22kV. Được sử dụng phổ biến hệ thống ,mạng hạ áp dân dụng, nhà máy, xưởng 

    Trong trạm biến áp phân phối thường có các kiểu trạm sau: trạm treo, trạm biến áp giàn, trạm biến áp nềm, trạm Kios hợp bộ, trạm kín

    4.3. Phân loại trạm biến áp theo mục đích sử dụng

    Trạm biến áp đặt ngoài trời: là những trạm biến áp trung gian có công suất lớn, có máy biến áp và các thiết bị của trạm mang kích thước khá lớn cho nên không gian xây dựng trạm biến áp cần diện tích rộng. Tuy nhiên khi xây dựng các trạm biến áp này ngoài trời gây ra một số bất lợi mà trước hết có thể nhìn thấy được là gây mất mỹ quan, không phù hợp với các khu đô thị chỉ phục vụ chủ yếu trong các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp hay các khu sản xuất cần công suất điện năng lớn.

    >>> Xem thêm: Tìm hiểu chức năng và cách phân biệt trạm biết áp ngoài trời 

    Trạm biến áp trong nhà: là loại trạm được sử dụng phổ biến và nhiều nhất hiện nay bởi nó phù hợp xây dựng và cung cấp điện năng ở những khu vực đô thị đông dân cư lại không ảnh hưởng đến mỹ quan với kích thước hợp có thể đặt trong nhà kín đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh. Có 2 loại trạm biến áp trong nhà bao gồm trạm kín và trạm Gis.

    Trạm biến áp 110kV GIS

    5. Lưu ý khi thi công trạm biến áp

    • Kiểm tra các thiết bị lắp đặt đầy đủ, đồ bảo hộ cho thợ điện, vị trí đặt trạm và xác định số lượng biến áp.
    • Xác định toàn bộ nguồn điện đã được tắt trước khi thi công để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
    • Trên trạm biến áp ghi rõ điện áp và công suất của máy biến áp.
    • Không gian lắp trạm biến áp thông thoáng không có các sản phẩm dễ cháy nổ.
    • Có nhiều lỗ thông hơi và luồn cáp vào khu vực để vệ sinh định kỳ sao cho trạm biến áp hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời ngăn ngừa các con vật chui vào cắn dây và các thiết bị điện bên trong.
    Thi công trạm biến áp (Ảnh minh họa)

    6. Tính toán và lựa chọn trạm biến áp

    Qúy khách cần xem xét 3 tham số để đưa ra yêu cầu cụ thể cho các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công cơ điện:

    Xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm:

    Việc đầu tiên trước khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm biến áp là cần tính toán trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm nhằm tiết kiệm dây dẫn nhằm hạn chế sụt áp và tổn hao công suất của mạng điện. Ngoài ra, các yếu tố đảm bảo hàng lang an toàn lưới điện, mỹ quan công trình cũng cần được xem xét khi cân nhắc vị trí đặt trạm.

    Xác định số lượng trạm biến áp dựa theo phân loại hộ sử dụng:

    Số lượng biến áp phụ thuộc vào mức độ sử dụng, tính quan trọng của công trình. Có thể chia ra làm 3 mức độ tương ứng với 3 hộ dùng điện.

    • Hộ loại 1: Hộ loại 1 là nhóm có ảnh hưởng đến sinh mạng con người hoặc an ninh quốc gia như bệnh viện, trạm xá hoặc trụ sở cơ quan nhà nước, cơ quan của bộ quốc phòng.v.v. Hộ loại 1 cần duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, do vậy cần 2 máy biến áp trở lên trên 1 trạm. Hộ loại 1 dùng 2 máy biến áp, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần công suất của máy trong 6 giờ. Liên quan đến vấn đề kinh tế, vì quá trình tính toán trạm biến áp cho hộ loại 1 thường dưa vào công suất dự kiến cho nên thời điểm tải nhỏ nhất có thể nhỏ hơn công suất của 1 máy biến áp. Vì vậy quá trình vận hành chỉ cần sử dụng 1 máy biến áp cho toàn bộ tải để tránh tổn hao điện không cần thiết nếu dùng 2 máy.
    • Hộ loại 2: Có ảnh hưởng về kinh tế tới số đông, ví dụ như nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng hoặc nơi thường xuyên tập trung đông người làm việc (Không bao gồm các công trình công cộng). Hộ loại 1 cần tối thiểu 1 máy biến áp trên 1 trạm.
    • Hộ loại 3: Thường là nhóm gia đình, cá thể, tư nhân. Hộ loại này nếu xảy ra mất điện sẽ ít ảnh hưởng đến kinh tế nói chung nên có thể cắt điện để sửa chữa. Hộ loại 3 thường sử dụng chung 1 máy biến áp tại mỗi trạm điện. Điển hình cho trường hợp này là tại các khu dân cư.

    Xác định công suất trạm biến áp

    Có nhiều cách tính toán công suất điện, trong đó hiện nay có 3 cách được dùng phổ biến nhất:

    • Cách 1: Theo diện tích và nhu cầu sử dụng.
    • Cách 2: Theo sản lượng hằng năm một sản phẩm trên một kW tiêu thụ điện.
    • Cách 3: Theo công suất đặt và hệ số nhu cầu căn cứ danh sách các thiết bị tiêu thụ điện cụ thể đã, đang và sẽ có nhu cầu sử dụng.

    Với những thông tin hữu ích ở trên phần nào đã giúp giải đáp các thắc mắc về trạm biến áp. Bên cạnh đó Qúy khách cần tham khảo ý kiến các chuyên gia cơ điện của GLOTEK trước khi thi công để đảm bảo an toàn và nguồn cung cấp điện năng đầy đủ, hiệu quả.

    CÔNG TY TNHH GLOTEK VIỆT NAM - NHÀ SẢN XUẤT TỦ BẢNG ĐIỆN UY TÍN

    ☎️  Hotline: 02466685666

    Email: glotek@glotek.com.vn

    Website: glotek.com.vn

    VPGD: Số 22, đường 2.3, KĐT Gamuda Gardens, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

    NMSX: KCN Tân Quang, xã Văn Lâm, Hưng Yên

     

    Liên hệ
    Miền Bắc
    Kinh doanh
    Mr. Tiến 096.996.5756
    Mr. Hải 039.343.9091
    Ms Phương 097.327.6504
    Mr. Tùng 096.996.8756
    Miền Nam
    Kinh Doanh
    Ms. Cúc 093.866.6995
    Ms. Nga 093.705.9968