Danh mục sản phẩm

Tin tức & sự kiện

Biến chất thải thành năng lượng

  • Thứ bảy, 08:17 Ngày 10/07/2021
  • Tại một trường đại học ở thành phố Ulsan miền Nam Hàn Quốc, nhà vệ sinh đặc biệt "Beevi" đã giúp biến chất thải thành năng lượng cho cả một tòa nhà

    Giáo sư Cho Jae-weon thuộc Viện UNIST đã thiết kế nhà vệ sinh đặc biệt "Beevi". Ảnh: Reuters

    Kiếm tiền bằng cách sử dụng nhà vệ sinh, vừa có thể bảo vệ môi trường lại có thêm nguồn "tài trợ" cho những sở thích cá nhân... Đó là một câu chuyện có thật đang diễn ra hằng ngày ở một trường đại học ở thành phố Ulsan miền Nam Hàn Quốc - nơi chất thải của con người đang được sử dụng để cung cấp năng lượng cho một tòa nhà.

    Ông Cho Jae-weon, một giáo sư về môi trường và đô thị thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia Ulsan (UNIST), đã thiết kế một nhà vệ sinh thân thiện với môi trường, kết nối với phòng thí nghiệm sử dụng phân người để sản xuất khí sinh học và phân bón hóa học.

    Nhà vệ sinh đặc biệt mang tên "BeeVi" - ghép đôi của từ "ong" và "tầm nhìn" - sử dụng máy bơm chân không để đưa chất thải vào bể ngầm, giảm sử dụng nước.

    Tại đây, vi sinh vật sẽ phân hủy chất thải thành khí metan và biến khí này thành nguồn năng lượng cho tòa nhà, cấp nguồn cho bếp ga, hệ thống nước nóng và pin nhiên liệu oxit rắn.

    Giáo sư Cho chia sẻ: "Trên thực tế, phân có giá trị rất lớn trong việc tạo ra năng lượng và phân bón.

    Tôi đã đưa giá trị này vào môi trường sinh thái". Theo ông Cho, trung bình mỗi người sẽ thải ra khoảng 500g chất thải mỗi ngày và từ đó có thể chuyển hóa thành 50 lít khí metan. Lượng khí này có thể tạo ra 0,5kWh điện hoặc năng lượng đủ cho một ô tô di chuyển khoảng 1,2km.

    Để khuyến khích mọi người hưởng ứng sáng kiến của mình, Giáo sư Cho cũng đã phát minh ra một loại tiền ảo - được đặt tên là "Ggool", theo tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "mật ong".

    Mỗi người sử dụng nhà vệ sinh thân thiện với môi trường sẽ kiếm được 10 Ggool/ngày. Mọi người có thể sử dụng số tiền ảo này để mua các loại hàng tạp hóa bán tại trường đại học trên, như cà phê, trái cây, mì ăn liền hay những cuốn sách. Thao tác giao dịch được thực hiện rất đơn giản với việc quét mã QR.

    Cô Heo Hui-jin - một sinh viên chia sẻ: "Tôi đã từng nghĩ rằng phân là bẩn thỉu, nhưng bây giờ hóa ra nó lại là cả một kho báu có giá trị lớn đối với tôi. Tôi thậm chí còn nói về chất thải trong giờ ăn và suy nghĩ về việc mua bất kỳ cuốn sách nào mình muốn".
                                                                                                                                                                                                                       Theo: BNews

    Liên hệ
    Miền Bắc
    Kinh doanh
    Mr. Tiến 096.996.5756
    Mr. Hải 039.343.9091
    Ms Phương 097.327.6504
    Mr. Tùng 096.996.8756
    Miền Nam
    Kinh Doanh
    Ms. Cúc 093.866.6995
    Ms. Nga 093.705.9968